Xây dựng thương hiệu là vấn đề được đặt lên hàng đầu khi bắt đầu kinh doanh, bởi đó không chỉ là là một tên gọi đơn thuần, ẩn chứa sâu hơn là các thông điệp, ý nghĩa, giá trị mà doanh nghiệp nhắn đến đối tác, khách hàng. Thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, giá trị lợi nhuận nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp, đặc biệt DN nhỏ, DN mới thành lập đang loay hoay với bài toán xây dựng thương hiệu hữu ích và hợp lý. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẽ một số cách thức xây dựng thương hiệu dành cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ “thương hiệu” nhưng nhìn chung, chúng ta có thể xem thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Thương hiệu được xây dựng từ nhiều yếu tố, quan trọng nhất vẫn là từ những cảm nhận, đánh giá của khách hàng về công ty, sản phẩm/dịch vụ mà công ty có. Có nghĩa là, doanh nghiệp phải thực sự chú tâm đến khách hàng, các phản hồi của họ về sản phẩm, và chính chất lượng các sản phẩm mình bán ra.

Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc mới thành lập tại Hà Tĩnh chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đa số chỉ tập trung vào tìm kiếm khách hàng, nguồn tiêu thụ sản phẩm, cố gắng có được lợi nhuận, có được các hợp đồng giao dịch hoặc dự án kinh doanh. Một số quan tâm đến vấn đề này lại không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào, lo ngại chi phí, thời gian và nhân sự khi thực hiện.

Cùng chúng tôi tìm kiếm một số cách thức giúp ích cho các DN xây dựng thương hiệu:

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng nên thương hiệu của riêng doanh nghiệp là cả một “chặng đường” dài với nhiều yếu tố cấu thành, tuy nhiên, doanh nghiệp có thể bắt tay tạo dựng được thương hiệu từ những bước đi đầu tiên – đó chính là logo và bộ nhận diện thương hiệu.

Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu gồm tất cả các ấn phẩm mà thương hiệu sử dụng để tiếp cận, giới thiệu tới khách hàng: logo, khẩu hiệu, slogan, danh thiếp, phong bì thư, tiêu đề thư, biển hiệu doanh nghiệp, nhãn mác, bao bì sản phẩm, tờ rơi/brochure/catalogue sản phẩm, etc. Trong đó, logo được xem là linh hồn, nền tảng của bộ nhận diện. Doanh nghiệp có thể cân nhắc tiến hành đăng ký bảo hộ logo để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình, thông qua sẽ xác lập được quyền sở hữu đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

Bộ nhận diện thương hiệu phải tuyền tải được các thông điệp, ý tưởng kinh doanh của bạn như: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, tôn chỉ họat động, thế mạnh về sản phẩmm/dịch vụ…; đồng thời đảm bảo được tính thẩm mỹ, nổi bật, chuyên nghiệp, khác biệt và nhất quán. Những yếu tố trên giúp hình ảnh của công ty bạn trong mắt đối tác, khách hàng trở nên chuyên nghiệp, uy tín hơn.

Chú trọng sản phẩm/dịch vụ

Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp, khách hàng có xu hướng “trung thành” với 1 dòng sản phẩm nhất định: tín đồ thời trang yêu thích Gucci, Hermès, Dior, Channel, LV; giới trẻ yêu thích các phiên bản, mẫu mã mới của Iphone, etc. Chắc chắn một điều rằng, xu hướng lựa chọn đó phải có xuất phát điểm từ chính chất lượng sản phẩm mà họ trải nghiệm. Và tất nhiên rồi, sản phẩm của bạn tốt, đảm bảo, thì khách hàng không chỉ là khách hàng, mà lại trở thành những kênh truyền thông, tương tác hiệu quả ngược lại.

Chính vì vậy, hãy chắc chắn rằng những thứ mà doanh nghiệp bạn đnag “bán” đi phải đáp ứng được: chất lượng, mẫu mã hình thức, giá thành,  tính năng sử dụng, thông điệp gửi gắm… Các sự thay đổi, điều chỉnh sản phẩm ưu việt hơn, hoàn thiện hơn đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên tình hình thị trường và mối quan tâm của khách hàng.

Nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Tất nhiên rồi, bạn tạo ra sản phẩm, và khách hàng là người bỏ tiền ra để mua, sử dụng sản phẩm của bạn.

Tìm hiểu, quan tâm đến khách hàng là công việc vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp.

Như đề cập ở trên, người tiêu dùng sẽ trở thành một phương thức marketing hiệu quả nếu doanh nghiệp khai thác được tiềm năng của khách hàng. Hãy luôn đảm bảo rằng khách hàng là ưu tiên của bạn, phải cung cấp đúng các giá trị cần thiết dựa theo nhu cầu khách hàng, có kế hoạch chăm sóc, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.

Như vậy, khách hàng và sản phẩm quan hệ mật thiết với nhau, tồn tại song hành và tương tác, giúp ích cho việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Sử dụng các kênh truyền thông thương hiệu

Cần tiếp cận các cách thức truyền thông, nắm bắt và tận dụng tối đa các nguồn thông tin, liên lạc để có thể phát huy hiệu quả hình ảnh doanh nghiệp của bạn trong mắt người tiêu dùng, khách hàng và đối tác.

Các kênh truyền thông chủ yếu được lựa chọn như:

– Tham gia các hiệp hội, nhóm, đoàn thể kinh doanh tại địa phương

– Tham gia và tương tác trên các trang mạng xã hội như: forum, website, Facebook, youtube, twitter, google+

– Tham gia vào các nhóm cùng ngành hoặc có liên quan đến ngành nghề dịch vụ của doanh nghiệp tại các trang mạng xã hội đó.

– Các kênh truyền thông như: báo chí, truyền hình, mối quan hệ xã hội, khách hàng, đối tác…..

Trên đây là một số chia sẻ để tăng tính hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu trong doanh nghiệp. Nếu bạn muốn chuyên nghiệp hơn họat động kinh doanh của mình?
Nếu bạn muốn đi khẳng định được vị thế của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác trên địa bàn Hà tĩnh và xa hơn nữa là các vùng lân cận?
Đừng chần chờ gì nữa!!!!
Hãy bắt tay vào thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu riêng cho công ty của bạn cùng Dịch vụ tư vấn phát triển doanh nghiệp Hà Tĩnh của Công ty CP CED.

Xem thêm:

yes Xây dựng thương hiệu – Nhân tố khẳng định vị trí của doanh nghiệp

yes Thách thức trong việc xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.