Làng nghề truyền thống mộc Thái Yên (huyện Đức Thọ) có lịch sử lâu đời và có tiềm năng phát triển lớn, sản phẩm của làng nghề đã có mặt tại rất nhiều thị trường trong nước. Tuy nhiên, nhiều năm qua, làng nghề gặp không ít khó khăn và thách thức trong việc xây dựng và phát triển. Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế và thu nhập của người dân làm nghề chưa tương xứng. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, tìm kiếm các giải pháp thiết thực và hiệu quả để giúp làng nghề vượt quá khó khăn và tiếp tục phát triển bền vững luôn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Thực tế thì vấn đề xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống Thái Yên hiện nay nhận được sự quan tâm rất lớn và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyên các cấp, các ngành chức năng liên quan đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp.

Cùng xem phóng sự dưới đây do đài PTTH Hà Tĩnh thực hiện để hiểu rõ hơn về thực trạng và  định hướng phát triển làng nghề Thái Yên.

Như vậy có thể nói mở rộng nâng cao chất lượng làng nghề theo hướng công nghiệp hóa và gắn kết phát triển làng nghề với du lịch; xây dựng thương hiệu làng nghề là những hướng đi tất yếu cho Thái Yên trong hội nhập. Tất nhiên, để thực hiện được điều đó cần một quá trình với sự đầu tư bài bản, có chiến lược, cùng sự chung tay góp sức của các nguồn lực xã hội, đặc biệt bản thân làng nghề cần chủ động thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt kịp với xu thế phát triển.

Là đơn vị tiên phong tại Hà Tĩnh hoạt động trong lĩnh vực Kết nối và phát triển doanh nghiệp, đồng thời là đơn vị tư vấn dự án CCN Thái Yên phần mở rộng , CED đã không ngừng nổ lực nhằm đóng góp một phần công sức cho sự thành công của dự án cũng như sự phát triển của làng nghề. Với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại Thái Yên, CED đang thực hiện chương trình tư vấn, hỗ trợ miễn phí trong các vấn đề về thành lập doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu. Đồng thời, thường xuyên mời các chuyên gia và  phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trong các lĩnh vực liên quan.

 

Hội thảo Tầm quan trọng của thành lập doanh nghiệp và vay vốn đầu tư  (4/3/2017)

Các chương trình hội thảo nhằm trang bị các kiến thức cần thiết cho làng nghề  thời hội nhập và tạo cầu nối liên kết giữa làng nghề với chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, qua đó cùng chia sẽ các vương mặc khó khăn, tìm ra các giải pháp, hướng đi thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu làng nghề. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại địa phương tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư theo chính sách ưu đãi, học tập kinh nghiệm tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp lớn từ đó mạnh dạn mở rộng đầu tư và chuyên nghiệp hóa hoạt động, liên kết cùng phát triển.

Qua các chương trình đã tổ chức chúng tôi nhận thấy một sự quan tâm nghiêm túc, thẳng thắn và cởi mở của cộng đồng làng nghề Thái Yên. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy một làng nghề đã sẳn sàng thay đổi, hội nhập và phát triển. Nếu được kết hợp với các định hướng đúng đắn và hỗ trợ kịp thời thì chắc chắn sẽ mang lại nhưng hiệu quả to lớn.

Hội thảo – tọa đàm “Hỗ trợ vay vốn đầu tư và định hướng phát triển làng nghề truyền thống Thái Yên (14/4/2017)

Hy vọng rằng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, các đơn vị chức năng liên quan, các doanh nghiệp đầu tư, tư vấn cùng sự đoàn kết, đồng sức đồng lòng của các hộ sản xuất, hộ dân làng nghề Thái Yên sẽ phát triển đúng tầm và hơn hết việc phát triển mang tính bền vững và đảm bảo môi trường, sức khỏe cho người sản xuất, đồng thời gìn giữ được các giá trị truyền thống văn hóa của làng nghề.

Cảm ơn sự quan tâm tin tưởng của các đơn vị, các doanh nghiệp, làng nghề Thái Yên cùng tất cả mọi người đối với chúng tôi. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi hoặc cần trao đổi thêm bất cứ thông tin gì hay cần được tư vấn trong các nội dung liên quan xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.