Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng chỉ cần cầm được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên tay là đã hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty. Thế nhưng, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Sau khi thành lập, doanh nghiệp có vô số thủ tục cần thực hiện để không vi phạm các quy định của Nhà nước nói chung và Luật doanh nghiệp nói riêng.

Vậy những thủ tục đó là gì, hay nói cách khác, doanh nghiệp cần làm gì sau thành lập công ty?

Để hiểu rõ hơn trình tự thủ tục phải làm hậu đăng ký doanh nghiệp, CED xin tóm tắt những bước cơ bản doanh nghiệp cần triển khai sau đây:

1. Đặt in mẫu dấu doanh nghiệp

trien khai lam con dau doanh nghiep sau khi thanh lap doanh nghiep

Doanh nghiệp được tự quyết định mẫu, hình thức, kích cỡ, nội dung, màu sắc, số lượng con dấu.

Bạn có thể liên hệ cơ sở khắc dấu để thực hiện việc này, tuy nhiên, trước khi đưa con dấu vào sử dụng thì doanh nghiệp cần làm thủ tục thông báo sử dụng mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2. Gắn biển hiệu công ty tại trụ sở chính doanh nghiệp

Việc gắn biển hiệu được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định 103/2009/NĐ-CP. Đối với các hành vi vi phạm quy định về biển hiệu doanh nghiệp, áp dụng các hình thức phạt theo Điều 66 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.

3. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Mở tài khoản ngân hàng là một trong những khâu cầu thiết sau thành lập doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của công ty lựa chọn ngân hàng và chuẩn bị hồ sơ liên quan bao gồm: Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng; con dấu doanh nghiệp; bản sao có công chứng các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CMND của người đại diện; và một số giấy tờ khác.

4. Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu

kê khai thuế sau khi thành lập doanh nghiệp

Khai báo hồ sơ thuế ban đầu sau khi thành lập doanh nghiệp tại địa phương

Kê khai lệ phí môn bài

Bước đầu, doanh nghiệp phải kê khai phí môn bài. Thông tư 302/2016/TT-BTC và Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định, hướng dẫn chi tiết về thực hiện nộp phí môn bài của doanh nghiệp.

Mua thiết bị chữ ký số (TOKEN)

Đây là thiết bị cần có và giúp ích trong quá trình kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế, các giao dịch trực tuyến, giao dịch điện tử.

Đăng ký kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử

Sau khi mua chữ ký số, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử. Bước này giúp DN tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức đi lại.

Nộp hồ sơ thuế tại cơ quan thuế địa phương

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan thuế. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan thuế sẽ thông báo phương pháp tính thuế tới doanh nghiệp theo quy định.

5. Đặt in hóa đơn

Doanh nghiệp có thể lựa chọn đặt in hóa đơn hoặc mua hóa đơn tại cơ quan thuế. Thông báo phát hành hóa đơn ít nhất 10 ngày trước khi sử dụng.

Các nội dung trên đây là các nghĩa vụ doanh nghiệp cần thực hiện với cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp cũng cần xây dựng nền tảng, điểm khởi đầu cho sự phát triển của doanh nghiệp như:

6. Bổ nhiệm chức danh

Doanh nghiệp tiến hành bổ nhiệm các chức danh như: Giám đốc, Phó giám đốc, Chủ tịch HĐQT (công ty CP), Chủ tịch Hội đồng thành viên (công ty TNHH 2TV trở lên), kế toán.

7. Tuyển dụng lao động, nhân viên.

Doanh nghiệp cần xác định số lượng nhân viên cần thiết, vị trí, kỹ năng phù hợp trong giai đoạn đầu đi vào họat động; tiến hành soạn thảo hợp đồng lao động. Các mẫu hợp đồng bao gồm: Hợp đồng thử việc, hợp đồng chính thức.

Sau khi tuyển dụng nhân viên và ký kết hợp đồng, doanh nghiệp phải trình danh sách lao động tại Phòng lao động – thương binh xã hội và đóng BHXH tại cơ quan BHXH.

Ký kết hợp đồng với người lao động sau khi thành lập doanh nghiệp

Ký kết hợp đồng với người lao động sau khi thành lập doanh nghiệp

8. Soạn thảo quy chế, quy định của công ty

Đây là các công cụ hữu ích để quản lý các họat động nội bộ, điều hành bộ máy doanh nghiệp bên cạnh Điều lệ công ty. Bạn có thể linh họat xây dựng các quy chế, quy định riêng phù hợp với môi trường, tính chất công việc, ngành nghề kinh doanh của công ty, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ Điều lệ và các quy định pháp luật hiện hành.

Để điều hành, quản lý được doanh nghiệp trong thời gian đầu thực sự đòi hỏi người kinh doanh phải nghiêm túc suy nghĩ, lên kế hoạch, vạch ra hướng đi cụ thể. Tuy nhiên, cũng đừng bỏ quên những chi tiết nhỏ phía trên bởi chúng là tiền đề, bước khởi đầu cần thiết cho công ty của bạn.

Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho quý khách hàng có ý định kinh doanh và thành lập công ty tại Hà Tĩnh. Để được hỗ trợ miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 02393 79 79 89 hoặc email [email protected]./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.